Thứ hai, quyền yêu cầu ly hôn đơn phương cũng áp dụng cho vợ hoặc chồng của người đã bị Tòa án tuyên bố mất tích. Trong trường hợp này, bên còn lại có thể yêu cầu ly hôn để giải quyết các vấn đề pháp lý và cá nhân phát sinh từ việc người kia không còn hiện diện trong cuộc sống hôn nhân.
Cuối cùng, cha mẹ hoặc người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác khiến họ không thể nhận thức và kiểm soát hành vi của mình. Đồng thời, nếu người bị bệnh này là nạn nhân của bạo lực gia đình do chính vợ hoặc chồng của họ gây ra, và hành vi bạo lực này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, và tinh thần của họ, thì cha mẹ hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người bị ảnh hưởng. Những quy định này nhằm đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi cho các bên trong quá trình ly hôn.
2. Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm những gì?
- Đơn xin ly hôn đơn phương
- Bản chính đăng ký kết hôn.
- Bản sao CCCD của người yêu cầu ly hôn.
- Một trong những giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin cư trú của người bị yêu cầu ly hôn: CCCD/CMND, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con chung).
- Giấy tờ chứng minh tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy đăng ký xe, Sổ tiết kiệm…. (Nếu muốn chia tài sản)
3. Thủ tục ly hôn đơn phương diễn ra như thế nào?
Bước 1. Nộp hồ sơ ly hôn
Nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người bị yêu cầu ly hôn hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2. Nộp tiền tạm ứng án phí
Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí ghi vào giấy báo và giao cho cá nhân để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày nhận được giấy báo thì cá nhân nộp tiền tạm ứng đóng án phí kèm theo biên lai thu tiền tạm ứng đóng án phí.
Bước 3. Thụ lý đơn và tiến hành hòa giải
Theo đó, trong thời hạn là 03 ngày làm việc tính từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán sẽ thông báo thụ lý vụ án bằng văn bản cho nguyên đơn và bị đơn. Đồng thời, phân công thẩm phán thụ lý vụ án.
Sau đó Tòa án sẽ thực hiện thủ tục hòa giải, có 02 trường hợp xảy ra:
Trường hợp hòa giải thành: Tòa án sẽ lập biên bản và sau 07 ngày nếu các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
Trường hợp hòa giải không thành: Tòa án lập biên bản sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử..
Bước 4. Mở phiên tòa xét xử
Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên sẽ được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm và ban hành bản án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Nếu còn vướng mắc về Hồ sơ ly hôn phương hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 0902352891 hoặc email ngoctinphat.law.20624@gmail.com để được các chuyên gia Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí. Trân trọng!