Thứ 6, 23/08/2024
Administrator
52
Thứ 6, 23/08/2024
Administrator
52
Theo quy định tại Điều 102 và Điều 129 của Bộ luật Lao động 2019, việc khấu trừ lương của nhân viên chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi nhân viên làm hư hỏng các trang thiết bị, dụng cụ hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản.
Tuy nhiên, nếu thiệt hại do sơ suất và giá trị thiệt hại không vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ tại nơi làm việc, thì mức bồi thường không vượt quá 03 tháng lương. Theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật Lao động 2019 khoản khấu trừ sẽ được thực hiện hàng tháng vào lương.
- Trong trường hợp nhân viên làm mất dụng cụ, trang thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động bàn giao. Mức bồi thường sẽ dựa trên giá trị thị trường của tài sản bị mất hoặc theo quy định trong nội quy lao động.
- Nếu nhân viên tiêu hao vật tư vượt mức định mức cho phép, công ty có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong các trường hợp trên, mức bồi thường có thể là một phần hoặc toàn bộ giá trị thiệt hại, tùy thuộc vào nội quy lao động và các thỏa thuận cụ thể.
Nếu có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu thiệt hại xảy ra do các yếu tố không thể kiểm soát được như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, hoặc sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Theo Điều 124 của Bộ luật Lao động 2019, việc khấu trừ lương không được coi một trong các hình thức xử lý kỷ luật người lao động.
Tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngoại trừ các trường hợp được phép khấu trừ lương nêu trên, công ty có hành vi tự ý trừ lương người lao động có thể bị xử phạt hành chính theo quy định. Người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Cần lưu ý rằng mức phạt nêu trên áp dụng đối với các cá nhân. Đối với các tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt đối với cá nhân. Do đó, nếu người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hành vi cố tình trừ lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động có thể bị phạt lên đến 80 triệu đồng.
Để khắc phục hậu quả của hành vi cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động, theo khoản 4 Điều 19 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, biện pháp cần thực hiện là buộc người sử dụng lao động phải hoàn trả số tiền đã bị khấu trừ hoặc phải thanh toán đủ tiền lương cho nhân viên.
Nếu còn vướng mắc về các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 0902352891 hoặc email ngoctinphat.law.20624@gmail.com để được các chuyên gia Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí. Trân trọng!