Làm gì khi bị lấn chiếm đất

Thứ 6, 23/08/2024

Administrator

25

Thứ 6, 23/08/2024

Administrator

25

Tư vấn Luật đất đai tại Hóc Môn là một trong những dịch vụ tư vấn pháp luật trọng tâm của Công ty Luật TNHH Ngọc Tín Phát. Đội ngũ luật sư, luật sư, chuyên gia pháp luật sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc của bạn về Luật đất đai và mọi vướng mắc khác phát sinh theo yêu cầu của khách hàng tại Hóc Môn.

Bị hàng xóm lấn chiếm đất cần phải làm gì?

Theo Điều 235 và Điều 236 Luật Đất đai 2024, việc tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết theo trình tự sau:

- Thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm;

- Gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải nếu không thể tự hòa giải.

- Người bị lấn chiếm đất khởi kiện lên Tòa án nếu hòa giải không thành công

Cụ thể như sau:

Thương lượng, hòa giải đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm:

Căn cứ khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải theo quy định của pháp luật.

Trước khi nộp đơn khởi kiện ra Tòa án, các bên phải thực hiện việc hòa giải tại cơ sở UBND xã nơi có đất tranh chấp. 

Chủ tịch UBND xã sẽ thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai, việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.

Nếu hòa giải thành công, các bên thực hiện theo kết quả hòa giải, nếu có thay đổi về diện tích đất thì trong 30 ngày phải gửi văn bản kết quả hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký đất đai để thực hiện việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hòa giải không thành thì bên bị lấn chiếm làm đơn khởi kiện.

Khởi kiện lên tòa án

Khi tranh chấp xảy ra, nếu các bên có Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các giấy tờ liên quan chứng minh QSDĐ thì do Tòa Án giải quyết. 

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

- Biên bản hòa giải có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân.

- Các giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện (ví dụ như văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…)

• Nếu không có Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các giấy tờ liên quan chứng minh QSDĐ thì các bên lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp dưới đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 236 Luật Đất đai 2024;

+ Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo đó, trường hợp giải quyết tại Ủy ban nhân dân, thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định.

 

Nếu còn vướng mắc về các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 0902352891 hoặc email ngoctinphat.law.20624@gmail.com để được các chuyên gia Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí. Trân trọng!